Nhắc đến gỗ cẩm lai là nhắc đến 1 loại gỗ quý hiếm mà chắc chắn các “dân chơi gỗ” đều không thể không biết đến. Các sản phẩm nội thất từ gỗ cẩm lai luôn được săn lùng và “chào đón” trên mọi thị trường. Vậy gỗ cẩm lai là gì? Gỗ cẩm lai có tốt không? Cùng Tượng Gỗ Nguyễn Hoàng tìm hiểu qua bài viết này nhé !
Gỗ cẩm lai là gì?
Gỗ cẩm lai là loại gỗ tự nhiên được nuôi trồng và phát triển phổ biến ở các vùng núi Việt Nam đặc biệt là các tỉnh miền Nam và khu vực Tây Nguyên, những vùng đồng bằng đất ẩm có lượng phù sa lớn. Đây là loại gỗ thuộc họ đậu, có tên khoa học là Dalbergia Cochinchinensis. Nhiều người sẽ thắc mắc gỗ cẩm lai thuộc nhóm mấy trong bảng đánh giá các loại gỗ ở Việt Nam thì loại gỗ này thuộc nhóm gỗ quý hiếm nhóm IA – nhóm những loại gỗ quý, có vân gỗ đẹp và mang lại giá trị kinh tế cao.
Cây gỗ cẩm lai được đánh giá cao nằm trong những loại gỗ quý có vân gỗ đẹp, thớ gỗ rắn chắc nên ngoài những ứng dụng làm nội thất như: tượng gỗ cẩm lai, tủ gỗ cẩm lai thì còn được làm vòng gỗ cẩm lai phong thủy mang lại may mắn cho nhiều người.
Ưu và nhược điểm của gỗ cẩm lai
Ưu điểm
Nói về ưu điểm của gỗ cẩm lai khá nhiều người không biết. Tuy nhiên, dưới đây là những ưu điểm nổi bật của cây gỗ cẩm lai sẽ giúp độc giả hiểu rõ cũng như nắm chắc kiến thức để nhận diện được đâu là gỗ cẩm lai đấy nhé.
- Rất cứng nên khả năng chịu lực tốt, va đập mạnh nhưng vẫn không bị hư hỏng.
- Mật độ gỗ khít, tăm gỗ cẩm lai rất mịn. Vì vậy khi đánh bóng gỗ thì sẽ rất đẹp, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Không bị mối mọt, cong vênh. Hạn chế được sự nứt hay sứt mẻ trong quá trình sử dụng.
- Đặc biệt, trong gỗ có chứa tinh dầu nên khi quay giấy ráp, gỗ cẩm lai vẫn giữ được độ bóng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì gỗ cẩm lai cũng có những nhược điểm cần phải quan tâm:
- Như các thông tin phía trên, gỗ cẩm lai thuộc loại gỗ quý hiếm nên mức độ khan hiếm rất cao. Có thể nói rằng, loại gỗ này đến mức báo động mạnh.
- Chính vì thế nên giá thành khá đắt đỏ.
- Nếu không am hiểu thì người mua dễ bị các chủ cửa hàng nội thất lừa và đánh tráo chất liệu gỗ.
Cách nhận biết gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai Việt Nam thường có giá trị kinh tế rất cao do có đường vân nhỏ, rõ và đẹp. Và ngoài ra, gỗ cẩm lai cũng là loại cây sinh trưởng khá chậm so với các loại gỗ khác như gỗ xoan đào, hay gỗ thông.
Thông thường, thân cây xoan đào thường cao từ 20-25m, đường kính cây lớn hơn 1m và vỏ có nhiều chất sơ, có màu xám nâu. Đặc biệt, thịt vỏ của cây có mùi sắn dây nhẹ, khá thơm, gỗ cẩm lai có lõi đỏ vàng, chất gỗ chắc, ít bị mối mọt tấn công. Chính vì vậy gỗ cẩm lai được rất nhiều người yêu thích chọn để thiết kế nội thất trong nhà: ván ngựa gỗ cẩm lai, bàn thờ ông địa bằng gỗ cam lai, lộc bình gỗ cẩm lai,…
Và để làm nổi bật hơn được đặc điểm của gỗ cẩm lai thì chúng ta hãy so sánh gỗ trắc và gỗ cẩm lai xem thử nhé:
- Màu sắc: đối với gỗ trắc thì sẽ có màu đen vàng hoặc đỏ khi đánh giấy ráp rồi sử dụng lâu ngày thì sẽ chuyển màu gần như màu của gỗ cẩm lai nên sẽ khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn.
- Mùi hương: Nếu như gỗ trắc sẽ có mùi thơm nhẹ, khi đốt gỗ sẽ có tiếng nổ nhẹ cùng khói tỏa hương thơm nhẹ cùng cháy sùi nhựa, có tàn màu trắng thì gỗ cẩm lai thịt vỏ có mùi thơm như thớ gỗ lại có mùi thum thủm giống với mùi của tre ngâm vậy
- Đặc điểm: Nếu như gỗ cẩm lai có thớ gỗ có màu nâu ánh hồng, cân đen, gỗ có thớ mịn thì gỗ trắc sẽ có vân gỗ chìm, xoắn xít nổi lên theo từng lớp, và trọng lượng cũng rất nặng, nặng hơn gỗ lim.
Gỗ cẩm lai có mấy loại?
Gỗ cẩm lai là loại gỗ quý với giá trị sử dụng rất cao, nên người ta có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào xuất xứ: gỗ cẩm lai Nam Phi, gỗ cẩm lai Châu Phi,.. hay có thể phân loại theo màu sắc của gỗ. Và hãy tìm hiểu xem gỗ cẩm lai sẽ có những loại nào nhé.
1. Gỗ cẩm lai đỏ
Giống như tên gọi của loại gỗ này thì có màu đỏ đặc trưng và nổi bật, là loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại gỗ cẩm lai nhờ vào màu sắc nổi bật, đường vân đẹp, kết cấu gỗ chắc, có mùi hương vô cùng dễ chịu. Tuy nhiên, loại gỗ cẩm lai này ngày càng quý do việc khai thác một cách tràn lan do giá trị của nó.
2. Gỗ cẩm lai đen
Gỗ cẩm lai đen thì có vân gỗ và thịt gỗ chung một màu, bề mặt gỗ bóng mịn dù không cần dùng đến sơn bóng. Ngoài ra, bên trong loại gỗ này bao gồm cả chất tinh dầu có thể xua đuổi được các loại côn trùng hay mối mọt nên ngoài việc dùng để sản xuất đồ mỹ nghệ thì nó còn được dùng để chế tinh dầu để trong phòng.
3. Gỗ cẩm lai tím
Gỗ cẩm lai tím có điểm đặc biệt hơn so với hai loại ở phía trên chính là khả năng có thể đổi màu từ bóng tối ra ánh sáng nó có thể chuyển từ màu xanh sang màu tím và ngược lại. Loại gỗ này thường có đặc điểm là cứng, ít bị biến dạng do thời tiết tác động, đường vân đẹp.
Ứng dụng của gỗ cẩm lai
Đây được coi là loại gỗ mang lại giá trị cao trong ngành thiết kế nội thất nói chung và ngành gỗ nói riêng. Chính vì vậy, gỗ cẩm lai được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các thiết kế nội thất: tủ thờ gỗ cẩm lai, ghế sa lông gỗ cẩm lai, vòng tay gỗ cẩm lai, tượng phật di lặc gỗ cẩm lai,… mang lại cho ngôi nhà của bạn một không gian sang trọng hơn rất nhiều.
1. Giường gỗ cẩm lai
Giường ngủ gỗ cẩm lai là một trong những thiết kế mang lại sự sang trọng và cổ kính cho ngôi nhà của bạn. Giống với những thiết kế giường từ thời xưa nhưng khi kết hợp với gỗ cẩm lai lại mang đến cho nhà bạn không gian phòng ngủ vô cùng sang trọng với màu sắc đặc trưng của nó.
2. Bộ bàn ghế gỗ cẩm lai
Ngoài việc làm giường ngủ thì những bộ bàn ghế trong nhà làm bằng gỗ cẩm lai cũng được nhiều người yêu thích lựa chọn. Với phần gỗ chắc, vân gỗ mịn thì bạn có thể tha hồ chọn cho mình những mẫu bàn ghế từ đơn giản để tinh tế sao cho hợp nhất với không gian phòng khách nhà mình.
Không chỉ làm bàn ghế thông thường mà gỗ cẩm lai còn được dùng làm bàn làm việc, bàn học, bàn trang điểm gỗ tự nhiên,… để các bạn có thể lựa chọn, có thể sắp xếp sao cho phù hợp với không gian của nhà mình nhất.
3. Sập gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai là loại gỗ có khả năng chịu lực rất tốt, với bề mặt vân gỗ mịn nên được ứng dụng để làm sập gỗ hay phản gỗ cẩm lai. Mùa hè thời tiết nóng bức thì với những chiếc sập gỗ cẩm lai sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, hãy chọn ngay cho mình một chiếc sập gỗ với màu sắc đặc biệt nổi bật của loại gỗ này.
4. Tượng di lặc gỗ cẩm lai
Giống như gỗ mun, gỗ cẩm lai thường có vân bóng mịn và mang ý nghĩa may mắn nên ngoài việc ứng dụng vào làm đồ nội thất thì gỗ cẩm lai còn được dùng làm tượng di lặc. Không chỉ đem lại giá trị thẩm mỹ mà còn đem đến may mắn đối với gia đình của bạn. Chính vì vậy, ngày nay, những tượng di lặc gỗ cẩm lai được mọi người biết đến rộng rãi, hợp với phong thủy và đem đến nhiều phúc tài cho mọi người.
5. Lục bình gỗ cẩm lai
Nếu như gỗ cẩm lai đen được nhiều người yêu thích khi làm những đồ mỹ nghệ gỗ cẩm lai: bộ ghế gỗ cẩm lai, đũa gỗ cẩm lai, bình phay gỗ cẩm lai,… thì cẩm lại đỏ lại được nhiều người yêu thích trong những thiết kế mang tính phong thủy nhiều hơn. Với màu đỏ đặc trưng của mình, vân bóng mịn khiến cho lục bình cẩm li này càng nổi bật hơn, mang đến sự may mắn, thẩm mỹ cao cho không gian gia đình bạn.
Gỗ cẩm lai bao nhiêu một khối?
Trên thị trường, có rất nhiều những nhà sản xuất gỗ cũng như là buôn bán gỗ khác nhau, nên tùy thuộc vào thời điểm cũng như chất lượng gỗ mà giá thành có thể thay đổi hơn kém nhau. Nhưng, nhìn chung giá 1m3 gỗ cẩm lai sẽ từ 50-60 triệu/m3 cao hơn rất nhiều so với gỗ thông do loại gỗ này thuộc loại gỗ quý và có nhiều đặc điểm nổi trội hơn hẳn.
Nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng giá bán gỗ cẩm lai như vậy thì bộ bàn ghế gỗ cẩm lai giá bao nhiêu? Thì bất kì một sản phẩm từ gỗ nào cũng đều không thể định giá một cách chắc chắn được do sẽ có những thay đổi ít nhiều về thiết kế của sản phẩm và loại gỗ. Ví dụ, nếu bạn sử dụng gỗ cẩm lai đỏ làm bàn ghế với những thiết kế tinh vi, nổi bật thì chắc chắn giá thành sẽ cao hơn so với việc bạn chọn thiết kế đơn giản bằng gỗ cẩm lai đen. Tương tự như vậy đối với giá sập gỗ cẩm lai hay giá lục bình gỗ cẩm lai, nó sẽ có sự thay đổi khác nhau nhất định.